Thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu tại TP. HCM

Sự gia tăng số lượng hàng hoá ra vào tại cửa khẩu hải quan khiến việc xin cấp giấy phép cần phải được diễn ra nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm thời gian cho các công ty và cơ quan liên quan xử lý hoạt động nhập khẩu. Vì vậy, tại bài viết này Công ty Luật ACC xin mang đến thông tin liên quan đến thủ tục nhập khẩu hàng hoá tại TP. HCM, Việt Nam. Bài viết gồm các nội dung chính sau đây: (i) Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hàng liên quan tới việc nhập khẩu hàng hoá; (ii) Lý do cần phải có giấy phép nhậu khẩu; (iii) Khái niệm về giấy phép nhập khẩu; (iv) Quy trình xin giấy phép nhập khẩu hàng hoá tại TP.HCM, Việt Nam.

I. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan

Cac-van-ban-quy-pham-phap-luat-lien-quan
Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan

– Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 (“Luật QLNT 2017”);

– Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương (“Nghị 69/2018/NĐ-CP”);

– Thông tư 24/2010/TT-BTC quy định về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng (“Thông tư 24/2010/TT-BTC“);

– Thông tư 27/2012/TT-BCT quy định về tạm ngừng áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng theo quy định tại thông tư số 24/2010/TT-BTC ngày 28 tháng 5 năm 2010 (“Thông tư 27/2012/TT-BTC“).

II. Tại sao cần phải có giấy phép nhập khẩu?

Việc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu được xem là một hình thức quản lý của cơ quan nước trong việc kiểm soát và hạn chế những mặt hàng mà luật định. Theo đó có thể thấy rằng theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương hiện hành quy định việc cấp giấy phép nhập khẩu được xem là một biện pháp hành chính trong việc quản lý các hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới hình thức nhập khẩu.

III. Giấy phép nhập khẩu là gì?

Giay-phep-nhap-khau-la-gi-
Giấy phép nhập khẩu là gì

– Quản lý theo giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là quản lý theo giấy phép) là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương cho thương nhân để thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa (khoản 1 Điều 29 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017).

VI. Quy trình, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu

Quy-trinh-thu-tuc-cap-giay-phep-nhap-khau
Quy trình, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu

>>Tham khảo: Điều kiện, thủ tục xin giấy phép nhập khẩu rượu tại TP.HCM

1. Quy định chung về thủ tục nhập khẩu hàng hoá

Cơ sở pháp lý: Điều 4 Nghị định 69/2018/NĐ-CP

– Đối với hàng hoá nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.
– Đối với hàng hoà nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo luật định
– Đối với hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định tại Điều 65 Luật QLNT, thương nhân nhập khẩu phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
– Đối với hàng hoá không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 4 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục nhập khẩu tại cơ quan hải quan

2. Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu

Cơ sở pháp lý: Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP

Hồ sơ, quy trình cấp giấy phép nhập khẩu quy định tại Khoản 3 Điều 7, Khoản 4 Điều 8 Nghị định 69/2018/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 14 Luật Quản lý ngoại thương thực hiện như sau:
– Hồ sơ cấp giấy phép gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân: 1 bản chính.
b) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
c) Các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.
– Lưu ý: Hồ sơ xin cấp giấy phép ngoài các văn bản được liệt kê trên đây thì cần phải nội thêm các loại giấy phép khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành quy định.

3. Quy trình cấp giấy phép nhập khẩu

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP

Bước 1: Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép.

– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình: Trong thời gian 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, bộ, cơ quan ngang bộ thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

Bước 2: Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời thương nhân (trừ thường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép).

– Trường hợp pháp luật có quy định về việc bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép phải trao đổi ý kiến với các cơ quan liên quan, thời hạn xử lý hồ sơ tính từ thời điểm nhận được ý kiến trả lời của cơ quan liên quan.
Trường hợp cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép, cấp lại giấy phép mới do mất, thất lạc thực hiện theo nguyên tắc sau:
– Thương nhân chỉ phải nộp các giấy tờ liên quan đến nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
– Thời gian cấp sửa đổi, bổ sung, cấp lại không dài hơn thời gian cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
– Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan trong việc nhập khẩu hàng hoá:

Cơ sở pháp lý:

• Điều 31 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017;
• Điều 7 Nghị định 69/2018/NĐ-CP;

Thẩm quyền áp dụng biện pháp quản lý theo giấy phép:

– Chính phủ quy định Danh mục hàng hoá nhập khẩu theo giấy phép; quy định phương thức, phạm vi quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với hàng hoá thuộc Danh mục; quy định trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, cụ thể:

  • Danh mục hàng hoá nhập khẩu theo giấy phép quy định tại Phụ lục III kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP;
  • Căn cứ Phụ lục III kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết hàng hóa kèm theo mã HS trên cơ sở trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về Danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã HS;
  • Căn cứ Phụ lục III kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP, các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định chi tiết về việc cấp giấy phép nhập khẩu phù hợp với quy định pháp luật và thực hiện việc cấp phép theo quy định;
  • Căn cứ mục tiêu điều hành trong từng thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết việc áp dụng Giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số loại hàng hoá. Tuy nhiên hiện nay, Thông tư 24/2010/TT-BTC quy định về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng đã được tạm ngưng áp dụng bởi Thông tư 27/2012/TT-BCT quy định về tạm ngừng áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng theo quy định tại thông tư số 24/2010/tt-bct ngày 28 tháng 5 năm 2010.

– Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm công bố công khai Danh mục hàng hoá nhập khẩu.

Như vậy, cơ quan có thẩm quyền trong từng lĩnh vực cụ thể sẽ ban hành quy định chi tiết về việc cấp giấy phép nhập khẩu đối với từng loại hàng hoá cụ thể, do vậy để xác định cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu thì kiểm tra Phụ lục III Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ và dẫn chiếu tới quy định pháp luật chuyên ngành nếu có.

>> Tham khảo: Thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư tại TP.HCM

    ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *