Trong môi trường làm việc hiện nay, việc xảy ra tranh chấp lao động tập thể là điều khó tránh khỏi. Những mâu thuẫn này không chỉ gây ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của nhân viên mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hiểu được tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp một cách chuyên nghiệp và hiệu quả, ACC HCM xin giới thiệu Dịch vụ giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại TPHCM. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, ACC HCM cam kết mang đến những giải pháp tối ưu, không những doanh nghiệp duy trì môi trường làm việc ổn định mà còn phát triển bền vững. Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích và quy trình chuyên nghiệp mà dịch vụ giải quyết tranh chấp của ACC HCM mang lại.
1. Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp lao động tập thể uy tín của ACC HCM
1.1. Lý do khách hàng tin tưởng và sử dụng dịch vụ giải quyết tranh chấp của ACC HCM
Sau hơn nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực pháp lý, đặc biệt bên mảng giải quyết tranh chấp, ACC HCM được nhiều khách hàng tin tưởng và sử dụng dịch vụ giải quyết tranh chấp lao động tập thể của ACC HCM. ACC HCM tự hào sở hữu đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lao động. Sự am hiểu sâu sắc về pháp luật lao động và kinh nghiệm thực tiễn giúp ACC HCM đưa ra các giải pháp hiệu quả và hợp lý cho từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra, ACC HCM cung cấp các dịch vụ giải quyết tranh chấp một cách toàn diện, từ khâu tư vấn ban đầu, đàm phán, hòa giải đến đại diện khách hàng tại các cơ quan chức năng và tòa án. ACC HCM luôn cam kết hỗ trợ và sẵn lòng khách hàng từ đầu đến cuối quá trình giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, ACC HCM luôn lắng nghe và hiểu rõ nhu cầu, mong muốn của khách hàng để đưa ra các giải pháp phù hợp nhất. ACC HCM không chỉ tập trung vào việc giải quyết tranh chấp mà còn chú trọng đến việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người lao động và doanh nghiệp. Với quy trình làm việc hiệu quả và chuyên nghiệp, ACC HCM giúp khách hàng tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí khi giải quyết tranh chấp lao động tập thể. ACC HCM đã không ngừng nỗ lực để đưa ra các giải pháp nhanh chóng, hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. ACC HCM cam kết bảo mật tuyệt đối thông tin của khách hàng, đảm bảo các vấn đề được giải quyết một cách kín đáo và an toàn. Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực pháp lý, ACC HCM đã xây dựng được uy tín và danh tiếng vững chắc. Sự hài lòng và tin tưởng của khách hàng là minh chứng rõ ràng nhất cho chất lượng dịch vụ giải quyết tranh chấp ở đây. Nhờ những yếu tố này, ACC HCM đã trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp trong việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể, góp phần duy trì môi trường làm việc hài hòa và phát triển bền vững.
1.2. Quy trình giải quyết tranh chấp lao động tập thể của ACC HCM
Sau đây là một quy trình giải quyết tranh chấp lao động tập thể một cách bài bản nhất mà ACC HCM mang đến cho khách hàng.
Bước 1: Sau khi khách hàng tìm đến ACC HCM nhờ tư vấn, đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý sẽ tiếp nhận toàn bộ các thông tin về vụ việc và tư vấn tổng quan cho quý khách hàng. Dựa trên quy mô và mức độ phức tạp của tranh chấp, ACC HCM báo phí dịch vụ Luật sư theo từng vụ việc cụ thể cho quý khách hàng;
Bước 2: Sau khi báo phí Luật sư nếu khách hàng chấp thuận với mức báo phí và tư vấn đó, ACC HCM sẽ nhanh chóng soạn thảo hợp động dịch vụ pháp lý và giao kết hợp đồng với khách hàng.
Bước 3: Sau khi tiếp nhận nội dung sơ bộ của vụ tranh chấp, ACC HCM sẽ yêu cầu quý khách hàng cung cấp hồ sơ (bao gồm các tài liệu và giấy tờ liên quan) để đưa ra đánh giá và phương hướng giải quyết khác nhau của vụ việc cho quý khách hàng cho khách hàng lựa chọn;
Bước 4: Đối với tranh chấp lao động tập thể, thủ tục hòa giải là thủ tục bắt buộc. ACC HCM sẽ hỗ trợ khách hàng tiến hành giải quyết tranh chấp lao động thông qua thủ tục này.
Bước 5: Nếu sau khi hòa giải mà không đạt được thỏa thuận mà hai bên thống nhấT, ACC HCM sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, nộp hồ sơ khởi kiện để giải quyết tranh chấp tại Tòa án;
Bước 6: Nhằm để quá trình tố tụng diễn ra một cách hiệu quả, ACC HCM sẽ tiến hành việc thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật để thực hiện nhiệm vụ tham gia giải quyết tranh chấp lao động và tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của quý khách hàng một cách tối đa;
Bước 7: Luật sư của ACC HCM sẽ đại diện cho khách hàng tham gia tố tụng tại Tòa án, làm việc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong các giai đoạn của quá trình tố tụng.
Bước 8: Sau khi có bản án chính thức, ACC HCM sẽ nhận được thông báo kết quả và bàn giao kết quả cho khách hàng.
2. Sự khác biệt giữa tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể
Tiêu chí | Tranh chấp lao động cá nhân | Tranh chấp lao động tập thể |
Chủ thể tranh chấp | Cá nhân người lao động và người sử dụng lao động. | Nhóm người lao động (một bộ phận hoặc toàn bộ người lao động của doanh nghiệp) và người sử dụng lao động. |
Nội dung tranh chấp |
Đòi lại quyền lợi, nghĩa vụ của cá nhân người lao động. Thường nội dung của các tranh chấp này liên quan đến tiền lương, xử lý kỷ luật lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động… |
Hướng tới quyền lợi chung của nhóm người lao động. Thông thường liên quan đến thương lượng tập thể, thỏa ước lao động, hoặc chất lượng của bữa ăn… |
Tính chất tranh chấp | Mang xu hướng đơn lẻ, cá nhân. Thông thường liên quan đến cá nhân và người sử dụng lao động. | Tính liên kết tập thể giữa những người lao động tham gia tranh chấp thể hiện ở mục đích chung là đòi quyền và lợi ích cho cả tập thể lao động. Giữa họ cần có sự tổ chức, bàn bạc và thống nhất kỹ lưỡng với nhau để đảm bảo quyền lợi được đáp ứng và hiệu quả trong quá trình giải quyết tranh chấp. |
Đại diện Công đoàn | Tham gia vào tranh chấp với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, chứ không tham gia vào tranh chấp. | Tham gia vào tranh chấp lao động tập thể như là một bên chủ thể của tranh chấp. |
Mức độ phức tạp | Mức độ đơn giản, dễ giải quyết. | Mức độ phức tạp và khó giải quyết hơn. |
3. Phân loại tranh chấp lao động tập thể
Tranh chấp lao động tập thể có thể chia thành 02 loại chính:
– Tranh chấp quyền: Liên quan đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã được quy định trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, hoặc quy định pháp luật lao động.
– Tranh chấp lợi ích: Liên quan đến việc thương lượng tập thể để thiết lập các điều kiện mới hoặc cải thiện các điều kiện hiện có về lương, thưởng, phúc lợi và các điều kiện làm việc khác.
4. Các phương thức giải quyết tranh chấp lao động tập thể
Cần xét đến tranh chấp lao động tập thể này là về quyền hay lợi ích, để xác định phương thức giải quyết tranh chấp. Nhưng nhìn chung, tranh chấp lao động tập thể sẽ có 03 hướng để giải quyết.
Hội đồng hòa giải lao động cơ sở: Đây là cơ quan hòa giải đầu tiên khi có tranh chấp lao động tập thể phát sinh tại doanh nghiệp. Hội đồng này bao gồm đại diện của người lao động và người sử dụng lao động, có nhiệm vụ giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và hiệu quả, nhằm tránh leo thang mâu thuẫn.
Một là, hòa giải viên lao động: Mọi tranh chấp lao động về tập thể đều bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công. Hòa giải viên lao động là người thứ ba trung gian có nhiệm vụ giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và hiệu quả, nhằm tránh leo thang mâu thuẫn.
Hai là, trọng tài lao động: Nếu hòa giải viên không giải quyết được tranh chấp, các bên có thể yêu cầu trọng tài lao động can thiệp. Trọng tài viên hoặc Hội đồng trọng tài có thẩm quyền chịu trách nhiệm giải quyết tranh chấp lao động dựa trên cơ sở các nguyên tắc nhất định do các bên trong tranh chấp thỏa thuận một cách hợp pháp hoặc theo quy định của pháp luật
Ba là, tòa án nhân dân: Trường hợp các bên không đồng ý với quyết định của trọng tài lao động hoặc nếu tranh chấp có tính chất phức tạp, tòa án nhân dân sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết cuối cùng. Tòa án sẽ xem xét và đưa ra phán quyết dựa trên các quy định pháp luật liên quan.
5. Bảng giá dịch vụ giải quyết tranh chấp lao động tập thể ở ACC HCM
Nội dung | Giá tiền |
Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động tập thể | 1.500.000 VNĐ/h |
6. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể
Đối với tranh chấp lao động, thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao fđộng tập thể thuộc về các cơ quan sau:
– Hòa giải viên lao động;
– Hội đồng trọng tài lao động;
– Tòa án nhân dân.
Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc về các cơ quan sau:
– Hòa giải viên lao động;
– Hội đồng trọng tài lao động.
7. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể
Thời hiệu yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể là khoảng thời gian mà các bên có thể yêu cầu các cơ quan này can thiệp và giải quyết tranh chấp sau khi tranh chấp xảy ra. Theo quy định hiện hành, cụ thể:
Đối với giải quyết tranh chấp lao động về quyền, thời hiệu yêu cầu là 06 tháng (Hòa giải viên), 09 tháng (Hội đồng trọng tài lao động) và 01 năm (Tòa án) kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
Đối với giải quyết tranh chấp lao động về lợi ích, thời hiệu yêu cầu là 01 năm kể từ ngày xảy ra hành vi mà các bên trong tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích của mình bị vi phạm.
8. Câu hỏi thường gặp
Đình công chỉ được áp dụng khi có tranh chấp lao động tập thể về quyền?
Không. Việc đình công chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
Nếu Hội đồng hòa giải lao động cơ sở không giải quyết được tranh chấp lao động tập thể, các bên liên quan phải nộp đơn yêu cầu trực tiếp lên Tòa án nhân dân mà không cần qua bất kỳ cơ quan trung gian nào khác.
Không. Sau khi Hội đồng hòa giải lao động cơ sở không giải quyết được tranh chấp, các bên có thể yêu cầu trọng tài lao động trước khi đưa vụ việc lên Tòa án nhân dân.
Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm, tính từ ngày phát hiện ra hành vi vi phạm.
Đúng. Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi vi phạm.