Trong bối cảnh công nghệ thông tin ngày càng phát triển, việc cần sử dụng cơ sở dữ liệu đất đai để có thể quản lý đất đai một cách phù hợp và có hiệu quả. Tuy nhiên, không nhiều người có thể biết được cơ sở dữ liệu đất đai là gì? Hãy cùng ACC HCM tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về cơ sở dữ liệu đất đai.
1. Cơ sở dữ liệu đất đai là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Giải thích từ ngữ của Luật Đất đai 2024 thì “các cơ sở dữ liệu đất đai trong đó dữ liệu được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, chia sẻ, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.”
Như vậy, cơ sở dữ liệu đất đai là một khái niệm quan trọng trong quản lý và sử dụng đất đai hiệu quả. Đây là tập hợp các thông tin có cấu trúc về địa chính, quy hoạch sử dụng đất, giá đất, và các dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai được tổ chức một cách khoa học để dễ dàng truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên thông qua phương tiện điện tử.
Việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai giúp cải thiện đáng kể công tác quản lý nhà nước về đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp dịch vụ công liên quan đến đất đai, và hỗ trợ việc chia sẻ thông tin giữa các bộ, ngành, tổ chức và cá nhân.
Trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, việc phát triển và ứng dụng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia không chỉ giúp tăng cường hiệu quả quản lý mà còn hỗ trợ việc ra quyết định dựa trên dữ liệu, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.
2. Các thành phần của cơ sở dữ liệu đất đai
Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 05/2017/TT-BTNMT thì thành phần của cơ sở dữ liệu đất đai bao gồm:
Cơ sở dữ liệu địa chính | Dữ liệu không gian (bao gồm cả dữ liệu Bản đồ địa chính đã được kiểm tra, nghiệm thu);
Dữ liệu tổng hợp về thửa đất theo địa bàn; Biểu số liệu tổng hợp về địa chính đã được phê duyệt; Dữ liệu về thửa đất. |
Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai | Cấp quốc gia;
Cấp vùng; Cấp tỉnh. |
Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất | Cấp quốc gia;
Cấp vùng; Cấp tỉnh. |
Cơ sở dữ liệu giá đất | Khung giá đất;
Giá đất giáp ranh; Bảng giá đất. |
Dữ liệu điều tra cơ bản về đất đai | Dữ liệu điều tra đánh giá chất lượng đất;
Dữ liệu điều tra đánh giá tiềm năng đất đai; Dữ liệu điều tra đánh giá thoái hóa đất; Dữ liệu điều tra đánh giá ô nhiễm đất; Dữ liệu quan trắc tài nguyên đấ. |
>>> Kính mời Quý khách hàng tham khảo thêm bài viết sau đây: Căn cứ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
3. Cơ quan có trách nhiệm xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu đất đai
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 05/2017/TT-BTNMT quy định cụ thể về các cơ quan có trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai như sau:
Cơ sở dữ liệu đất đai do cơ quan Trung ương tổ chức xây dựng | Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai: dữ liệu báo cáo, biểu, bảng số liệu thống kê, kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp vùng và cả nước; dữ liệu về quản lý sử dụng đất theo chuyên đề;
Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: dữ liệu báo cáo thuyết minh tổng hợp, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và bản đồ điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, vùng kinh tế – xã hội; Cơ sở dữ liệu giá đất: dữ liệu khung giá đất, giá đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là khu vực giáp ranh). |
Cơ sở dữ liệu đất đai do tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức xây dựng | Cơ sở dữ liệu địa chính: dữ liệu về lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận), hồ sơ địa chính;
Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai: dữ liệu báo cáo, biểu, bảng số liệu thống kê, kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, huyện, tỉnh; dữ liệu về quản lý sử dụng đất theo chuyên đề được thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền; Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: dữ liệu báo cáo thuyết minh tổng hợp, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bản đồ điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh, cấp huyện; Cơ sở dữ liệu giá đất: dữ liệu bảng giá đất, bảng giá đất điều chỉnh, bổ sung; hệ số điều chỉnh giá đất; giá đất cụ thể; giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất; thông tin giá đất trong Phiếu thu thập thông tin về thửa đất. |
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 05/2017/TT-BTNMT thì có 02 cơ quan có trách nhiệm quản lý cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, cụ thể như sau:
- Tổng cục Quản lý đất đai có trách nhiệm:
Tổ chức xây dựng, quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư 05/2017/TT-BTNMT; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc xây dựng, quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai ở các địa phương;
Đánh giá, xếp hạng năng lực thực hiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai của các tổ chức và công bố công khai hàng năm;
Phối hợp với đơn vị có liên quan để xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
- Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
Xây dựng kế hoạch triển khai việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
Tổ chức xây dựng, quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư 05/2017/TT-BTNMT;
Kiểm tra việc thực hiện cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai của Văn phòng đăng ký đất đai;
Báo cáo tình hình xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh theo Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này, gửi về Tổng cục Quản lý đất đai trước ngày 15 tháng 01 hàng năm.
4. Nguyên tắc xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai
Trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân cần tuân theo những nguyên tắc xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai theo quy định tại Điều 5 Thông tư 05/2017/TT-BTNMT như sau:
Việc xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia phải đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, khoa học, kịp thời.
Nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin của cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia được thực hiện theo quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Các cơ sở dữ liệu thành phần của cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia phải được xây dựng đồng thời và được liên kết, tích hợp với nhau; trường hợp chưa đủ điều kiện thì ưu tiên xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính làm cơ sở để xây dựng và định vị không gian các cơ sở dữ liệu thành phần khác của cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.
Quy mô tổ chức triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính được xác định theo đơn vị hành chính cấp huyện.
>>> Kính mời Quý khách hàng tham khảo thêm bài viết sau đây: Đất sản xuất kinh doanh là gì?
5. Phương thức chia sẻ cơ sở dữ liệu đất đai
Bắt buộc chia sẻ theo mặc định | Kết nối, chia sẻ dữ liệu trực tuyến với các hệ thống thông tin/cơ sở dữ liệu quốc gia, của các bộ, ngành, địa phương thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp Bộ, cấp tỉnh (LGSP), nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP);
Cổng Dịch vụ công quốc gia; Cổng Dữ liệu quốc gia…; Cung cấp dữ liệu trực tiếp …. |
Chia sẻ theo yêu cầu đặc thù | Cung cấp dữ liệu trực tuyến cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân theo quy định của pháp luật qua Cổng Thông tin đất đai quốc gia;
Cổng Dịch vụ công quốc gia; Cổng dữ liệu và Cổng dữ liệu mở ngành tài nguyên và môi trường; Cổng dữ liệu Quốc gia; Cung cấp dữ liệu trực tiếp …. |
6. Các câu hỏi thường gặp
Sở Tài nguyên và Môi trường có được quản lý cơ sở dữ liệu đất đai không?
Có. Sở Tài nguyên và Môi trường cùng với Tổng cục Quản lý đất đai có trách nhiệm quản lý cơ sở dữ liệu đất đai
Có bắt buộc phải chia sẻ dữ liệu đất đai không?
Không. Tùy vào từng trường hợp, từng dữ liệu đất đai mà sẽ có các phương thức chia sẻ dữ liệu đất đai phù hợp.
Cơ sở dữ liệu đất đai có bao gồm giá đất không?
Có.Trong thành phần của cơ sở dữ liệu đất đai có thông tin về giá đất của từng khu vực theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, qua bài viết này ACC HCM hi vọng quý khách đã có thêm những thông tin cần thiết về cơ sở dữ liệu đất đai và hiểu được cơ sở dữ liệu đất đai là gì? Nếu cần bất kỳ sự hỗ trợ pháp lý nào, hãy liên hệ với ACC HCM để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả.