Giải quyết tranh chấp lao động hiện nay là một trong những loại hình giải quyết tranh chấp phức tạp và đa dạng. Bởi lẽ tranh chấp lao động không chỉ gây nên những hậu quả đối với bên yếu thế hơn là người lao động mà còn tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực trong xã hội. Vì thế, hãy để đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của ACC HCM giải quyết vấn đề nan giải này.
1. Các tranh chấp lao động phổ biến hiện nay
Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể. Một số vấn đề gây nên tranh chấp lao động phổ biến bao gồm tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, tiền lương, xử lý kỷ luật người lao động và bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động…
2. Dịch vụ giải quyết tranh chấp lao động tại ACC HCM
2.1. Lý do bạn nên chọn dịch vụ giải quyết tranh chấp lao động tại ACC HCM
Sau hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp cùng với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, ACC HCM khẳng định có thể giải quyết tranh chấp của quý khách hàng một cách tối ưu nhất. Hãy chọn ACC HCM là địa điểm tin cậy để giải quyết mọi tranh chấp của quý khách hàng, chúng tôi luôn đồng hành cùng quý khách.
2.2. Quy trình dịch vụ giải quyết tranh chấp lao động tại ACC HCM
Đối với tranh chấp lao động cá nhân, trước hết phải thông qua thủ tục hòa giải trước khi yêu cầu Hội đồng lao động hoặc Tòa án giải quyết (trừ một số trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 188 BLLĐ 2019).
Hòa giải viên phải hoàn thành việc hòa giải trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan quy định tại khoản 3 Điều 181 BLLĐ 2019. Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải. Hòa giải viên đóng vai trò là người trung gian hướng dẫn và hỗ trợ các bên thương lượng.
Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
Nếu các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Nếu các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động. Nếu không được chấp nhận hoặc các bên trong tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi lập biên bản (thành hoặc không thành), bản sao biên bản phải được gửi cho các bên trong tranh chấp.
Trường hợp một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
Nếu không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải hoặc trường hợp hết thời hạn hòa giải mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc trường hợp hòa giải không thành thì các bên tranh chấp để giải quyết tranh chấp có quyền, một là yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 189 của Bộ luật này; hai là yêu cầu Tòa án giải quyết.
Về trình tự, thủ tục tranh chấp lao động tập thể về quyền được giải quyết qua thủ tục: Việc giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hoà giải viên lao động trước khi yêu cầu hội đồng trọng tài hay Tòa án giải quyết là bắt buộc đối với giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền.
Tương tự với tranh chấp lao động cá nhân, kết quả của việc hòa giải trong tranh chấp lao động tập thể về quyền cũng là biên bản hòa giải (thành hoặc không thành). Trong các tranh chấp liên quan đến sự khác nhau trong cách hiểu và thực hiện quy định pháp luật hoặc người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử, thao túng tổ chức đại diện người lao động mà xác định có hành vi vi phạm pháp luật thì hoà giải viên lập biên bản và chuyển hồ sơ, tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định pháp luật.
Tương tự tranh chấp lao động cá nhân, nếu như dùng mọi biện pháp mà hòa giải không thành hoặc không thể tiến hành hòa giải thì các bên có thể thỏa thuận yêu cầu hội đồng trọng tài lao động giải quyết những tranh chấp, một trong hai bên hoặc cả hai bên được yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết, Hội đồng trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thành lập Hội đồng trọng tài phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp. Nếu phát hiện ra tranh chấp có hành vi vi phạm pháp luật thì không ra quyết định giải quyết mà lập biên bản, chuyển hồ sơ, tài liệu tới cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định pháp luật. Đương nhiên trong thời gian giải quyết theo thủ tục trọng tài hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Hội đồng trọng tài lao động vẫn tiếp tục tiến hành thủ tục hòa giải để lấy được kết quả là một biên bản. Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu hội đồng trọng tài giải quyết, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp Hội đồng trọng tài lao động phải được thành lập và trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập, ban trọng tài phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên. Việc đình công trong giai đoạn Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp là không được phép.
Trong trường hợp hết thời hạn quy định mà Hội đồng trọng tài lao động không được thành lập hoặc không ra quyết định về vụ việc trong thời hạn luật định hoặc người sử dụng lao động không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài, thì tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp có quyền tiến hành thủ tục đình công.
3. Bảng giá dịch vụ giải quyết tranh chấp lao động tại ACC HCM
Nội dung | Giá tiền |
Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động | 1.500.000 VNĐ/h |
4. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động
Trong giải quyết tranh chấp lao động, Điều 180 Bộ luật Lao động 2019 (BLLĐ 2019) quy định 05 nguyên tắc như sau:
- Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động;
- Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật;
- Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật;
- Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động;
- Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.
5. Các phương thức giải quyết tranh chấp lao động
Tranh chấp lao động không chỉ đơn thuần là mâu thuẫn giữa cá nhân người lao động và người sử dụng lao động mà còn ảnh hưởng đến lợi ích chung của tập thể, xã hội. Do tính chất đa dạng và phức tạp, quy trình giải quyết tranh chấp lao động cũng dựa trên từng loại tranh chấp và cơ quan có thẩm quyền giải quyết loại tranh chấp đó. Cụ thể, pháp luật quy định 04 con đường để giải quyết tranh chấp lao động, bao gồm:
- Thương lượng trực tiếp giữa các bên.
- Thông qua hoà giải của hòa giải viên.
- Theo thủ tục trọng tài tại hội đồng trọng tài lao động.
- Giải quyết tại tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.
5.1. Thương lượng trực tiếp giữa các bên
Thương lượng trực tiếp là phương thức giải quyết tranh chấp lao động hiệu quả, tiết kiệm, được khuyến khích sử dụng đầu tiên khi mâu thuẫn phát sinh. Cụ thể, hai bên đương sự có thể tự gặp gỡ, không có sự tham gia của bên thứ ba và thảo luận để tìm kiếm tiếng nói chung. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp không bắt buộc nhưng ít tốn kém nhất, hiệu quả về mặt thời gian lẫn thủ tục cho các bên tham gia.
5.2. Thông qua hòa giải của hòa giải viên
Hòa giải lao động đóng vai trò bắt buộc trong quy trình giải quyết tranh chấp lao động tại Việt Nam. Thông qua sự tham gia của hòa giải viên lao động, là một chủ thể trung lập, các bên trong quan hệ lao động có thể tìm kiếm giải pháp chung cho mâu thuẫn của mình.
Trong tranh chấp lao động cá nhân, trừ một số trường hợp theo khoản 1 Điều 188 BLLĐ 2019, tranh chấp lao động cá nhân phải được hòa giải trước khi chuyển sang Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án. Các trường hợp không bắt buộc hòa giải bởi lẽ nó ảnh hưởng trực tiếp, xâm hại nghiêm trọng đến quyền lợi người lao động cũng như cần giải quyết dứt điểm hoặc do một số đặc thù riêng của loại hình tranh chấp đó.
Tranh chấp lao động tập thể (cả về quyền và lợi ích) quy định tại khoản 2 Điều 191 và khoản 2 Điều 195 BLLĐ 2019, đều bắt buộc phải tiến hành hòa giải trước khi đưa tranh chấp này lên Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành đình công.
5.3. Thông qua hội đồng trọng tài lao động
Trọng tài lao động là phương thức giải quyết tranh chấp lao động thông qua sự tham gia của Hội đồng trọng tài lao động, là một tổ chức trung lập, độc lập. Trọng tài mang tính nhanh chóng, gọn lẹ, linh hoạt và mang tính thương lượng, đàm phán cao nhưng vẫn đảm bảo trung thực và nghiêm túc. Các bên có thể tự quyết định nội dung, thời gian, địa điểm nơi tiến hành trọng tài, dựa trên nhu cầu thực tế mà đưa ra các giải pháp thỏa thuận phù hợp với hai bên. Điều này giúp các bên rút ngắn được về mặt thời gian so với khi giải quyết theo quy trình tố tụng tại Tòa án. Quyết định trọng tài có giá trị pháp lý như bản án của Tòa án. Các bên không được phép khởi kiện lại về vụ việc đã được trọng tài giải quyết.
5.4. Thông qua Tòa án
Giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án là giải pháp cuối cùng khi các biện pháp khác không hiệu quả. Tòa án có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp lao động cả cá nhân lẫn tập thể sau khi không thông qua thủ tục hòa giải, hòa giải không thành, hết thời hạn hòa giải hoặc hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện các cam kết đã đề ra. Giải quyết tranh chấp tập thể thông qua Tòa án là phương thức được tiến hành theo thủ tục tố tụng chặt chẽ và được thực hiện bởi cơ quan tư pháp nhà nước.
6. Câu hỏi thường gặp
Tranh chấp lao động chỉ xảy ra giữa người lao động và người sử dụng lao động?
Không. Tranh chấp lao động có thể xảy ra giữa các bên liên quan trong quan hệ lao động. (Điều 179 BLLĐ 2019)
Hòa giải là bước bắt buộc trong giải quyết tranh chấp lao động?
Không. Một số tranh chấp lao động được quy định ở Điều 188 BLLĐ 2019 thì không cần phải qua thủ tục hòa giải.
Người lao động chỉ được đình công trong những tranh chấp lao động tập thể vì lợi ích?
Có. Điều 195 BLLĐ 2019.
Tòa án có thẩm quyền giải quyết mọi tranh chấp lao động?
Có. Tòa án có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp lao động nói riêng, tranh chấp dân sự nói chung.