Dịch vụ giải quyết tranh tài sản thừa kế là một trong những dịch vụ trọng điểm của ACC HCM. Với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp dân sự, ACC HCM chắc chắn sẽ mang lại cho quý khách hàng một quá trình giải quyết nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm thời gian nhất. Chọn ACC HCM làm bạn đồng hành, ACC HCM sẽ hỗ trợ và giải quyết mọi vấn đề mà quý khách hàng gặp phải.
1. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp về tài sản thừa kế
Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tranh chấp về tài sản thừa kế hiện nay như ông bà, cha mẹ khi tinh thần còn minh mẫn không lập di chúc để lại cho con cháu, mặt trái của sự phát triển kinh tế – xã hội, lấy giá trị vật chất đặt lên trên giá trị tình thân, hoặc do thực hiện nhiều hành vi sai trái như bạo lực, thực hiện các thỏa thuận không công bằng, hay không thực hiện các thỏa thuận đã cam kết…
Tranh chấp tài sản thừa kế hiện nay có các trường hợp phổ biến như:
– Tranh chấp về phân chia di sản thừa kế;
– Tranh chấp về buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản.
2. Dịch vụ giải quyết tranh chấp về tài sản thừa kế tại ACC HCM
2.1. Lý do bạn nên chọn dịch vụ giải quyết tranh chấp tại ACC HCM
Với đội ngũ luật sư lành nghề, giàu kinh nghiệm, ACC HCM tin rằng sẽ mang đến cho quý khách hàng sự hỗ trợ tận tình nhất và đặt mục tiêu an toàn pháp lý lên hàng đầu. Bên cạnh đó, ACC HCM cũng sẽ giúp quý khách hàng tối ưu hóa cả về mặt thời gian lẫn chi phí, giúp quý khách hàng giải quyết các vấn đề mà mình đang gặp phải trong thời gian nhanh chóng với mức chi phí cạnh tranh.
2.2. Quy trình dịch vụ giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế tại ACC HCM
Ở quy trình này, quý khách hàng cần cung cấp cho ACC HCM các giấy tờ, tài liệu như sau:
- Đơn khởi kiện;
- Tài liệu, chứng cứ kèm theo Đơn khởi kiện, bao gồm:
- Di chúc (nếu có);
- Các giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: giấy khai sinh, CMND hoặc CCCD, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy giao nhận con nuôi…;
- Giấy chứng tử của người để lại di sản;
- Bản kê khai các di sản;
- Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;
- Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong hộ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn (nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản (nếu có).
Thủ tục khởi kiện các vụ việc liên quan đến tranh chấp về tài sản thừa kế sẽ bao gồm 04 bước:
Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án
ACC HCM sẽ giúp quý khách hàng gửi đến Tòa án đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo một cách trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua dịch vụ bưu chính hoặc Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 2: Thụ lý vụ án
Tòa án sẽ ra thông báo cho đương sự biết để nộp tạm ứng án phí nếu xét thấy vụ kiện thuộc thẩm quyền của mình. Đương sự có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thụ lý án. Sau khi nhận được biên lai thu tiền tạm ứng án phí của đương sự, Tòa án sẽ chính thức thụ lý vụ án.
Bước 3: Chuẩn bị xét xử
Thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án tranh chấp tài sản thừa kế được quy định là 04 tháng kể từ ngày Tòa án thụ lý vụ án. Trong trường hợp đặc biệt, vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần nhưng không quá 02 tháng.
Nếu vụ án bị tạm đình chỉ thì sau khi Tòa án ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án có hiệu lực pháp luật, thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại từ ngày quyết định này.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thụ án có trách nhiệm thực hiện các công việc như sau lấy lời khai của đương sự, tổ chức các phiên họp, kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, hòa giải, xem xét, thẩm định tại chỗ hoặc định giá và ủy thác thu thập chứng cứ (nếu cần).
Bước 4: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa. Trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn mở phiên tòa có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày. Tại phiên tòa sơ thẩm, các bên tham gia vụ án sẽ trình bày ý kiến, tranh luận và đưa ra các bằng chứng để chứng minh yêu cầu của mình. Sau khi thu thập đầy đủ thông tin và tài liệu, Tòa án sơ thẩm sẽ đưa ra bản án giải quyết vụ án.
Đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm nếu không đồng ý với bản án. Viện kiểm sát nhân dân cũng có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm nếu thấy bản án vi phạm pháp luật. Tòa án cấp phúc thẩm sẽ xét xử lại vụ án theo thủ tục phúc thẩm và đưa ra bản án phúc thẩm.
Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật chỉ được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm trong một số trường hợp cụ thể do pháp luật quy định. Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được tiến hành theo yêu cầu của người có thẩm quyền kháng nghị.
3. Bảng giá dịch vụ giải quyết tranh chấp về tài sản thừa kế tại ACC HCM
Nội dung | Giá tiền |
Tư vấn giải quyết tranh chấp về tài sản thừa kế | 1.500.000 VNĐ/h |
4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về tài sản thừa kế
Tranh chấp về tài sản thừa kế thuộc một trong những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo khoản 5 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015). Trong trường hợp vụ việc có yếu tố nước ngoài hoặc đương sự ở nước ngoài, hoặc xét thấy cần thiết, thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo điểm a khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015. Những trường hợp còn lại sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Đối với động sản, thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế thuộc Tòa án có thẩm quyền nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc. Trong trường hợp, các bên trong tranh chấp có thỏa thuận, thì thẩm quyền này thuộc về Tòa án đã được thỏa thuận. Đối với bất động sản, thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế thuộc về Tòa án nơi có bất động sản tại Điều 39 BLTTDS 2015.
5. Thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp về tài sản thừa kế
Tài sản thừa kế sẽ thuộc sở hữu của người thừa kế đang quản lý nếu trong trường hợp sau 30 năm (Đối với bất động sản) và 10 năm (Đối với động sản) mà người thừa kế không yêu cầu chia di sản thừa kế.
Trong thời hạn 03 năm kể từ thời điểm mở thừa kế, người có thẩm quyền phải yêu cầu người thừa kế thực hiện các nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại.
Trong trường hợp tài sản thừa kế không có người quản lý, tài sản thừa kế sẽ thuộc về Nhà nước hoặc thuộc về người chiếm hữu, người được lợi không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn luật định. (Căn cứ pháp lý: Điều 623 và Điều 236 Bộ luật Dân sự 2015)
6. Câu hỏi thường gặp
Người nhận thừa kế có quyền từ chối quyền thừa kế hay không?
Có. Người nhận thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối này nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của họ đối với người khác. (Điều 620 BLDS 2015)
Tranh chấp tài sản thừa kế chỉ có thể giải quyết thông qua con đường tố tụng tại Tòa án?
Không. Tranh chấp tài sản thừa kế còn có thể giải quyết thông qua con đường hòa giải và thương lượng.
Di chúc viết tay có hợp lệ không?
Có. Dù có người làm chứng hoặc không, chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện tại khoản 1 Điều 630 BLDS 2015 thì di chúc viết tay sẽ hợp lệ.
Con nuôi có được quyền nhận thừa kế tài sản theo pháp luật từ ba mẹ nuôi?
Có. Con nuôi thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 nên con nuôi được quyền nhận tài sản thừa kế theo pháp luật.