Dịch vụ giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử tại TPHCM

Thương mại điện tử ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế Việt Nam. Điều đó mang đến những phát triển về kinh tế mạnh mẽ cho Việt Nam trong những năm gần đây, tuy nhiên, không có tránh khỏi những xung đột và tranh chấp diễn ra. Giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử diễn ra ngày càng nhiều, nhờ đó đội ngũ luật sư của ACC HCM tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm thực tiễn để có thể giúp quý khách hàng giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Dịch vụ giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử tại TPHCM

1. Dịch vụ giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử của ACC HCM 

1.1. Lý do bạn nên chọn dịch vụ giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử của ACC HCM 

ACC HCM có đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, uy tín và có thể đưa ra giải pháp hiệu quả cho các tranh chấp trong lĩnh vực này. ACC HCM áp dụng quy trình giải quyết tranh chấp linh hoạt, hiệu quả, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên tranh chấp. Cụ thể, ACC HCM sẽ đánh giá tổng quan toàn bộ tranh chấp của quý khách hàng và tư vấn phương án giải quyết phù hợp với chi phí tối ưu nhất. Đồng thời, ACC cam kết bảo mật thông tin của các bên tranh chấp một cách an toàn và bảo mật và sẽ có luật sư đại diện bảo vệ tại Tòa án hoặc trọng tài.

1.2. Quy trình giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử của ACC HCM

Dựa trên tính chất phức tạp, và quy mô của tranh chấp trong thương mại điện tử, quy trình giải quyết tranh chấp sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, nhìn chung quy trình giải quyết tranh chấp này sẽ bao gồm:

Bước 1: Tư vấn để hoàn thiện hồ sơ và nộp đơn khởi kiện đến Tòa án sau khi các bên tự hòa giải và thương lượng không thành. Người khởi kiện nộp Đơn khởi kiện cho Tòa án cấp huyện nơi đặt trụ sở. Đơn khởi kiện cần đi kèm với các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền và lợi ích bị xâm phạm.

Bước 2: Sau khi Tòa án nhận đơn và xử lý đơn khởi kiện, trong thời hạn 03 ngày, Thẩm phán đưa ra một trong các quyết định sau sửa đổi đơn, thụ lý vụ án, chuyển đơn cho Tòa án khác, hoặc trả lại đơn khởi kiện nếu không thuộc thẩm quyền.

Bước 3: Nếu thụ lý vụ án, người khởi kiện đóng phí tạm ứng (nếu cần) để bắt đầu thụ lý vụ án và nộp biên lai lại cho Tòa án để thụ lý vụ việc.

Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày, Thẩm phán sẽ ra thông báo thụ lý vụ việc và chuẩn bị phiên xét xử sơ thẩm trong 02 – 04 tháng.

Bước 5: Trong thời gian chuẩn bị cho phiên xét xử, Tòa án tiến hành hòa giải để đạt thỏa thuận giữa các đương sự. Nếu hai bên đạt được thỏa thuận, thì Thẩm phán được lập biên bản và công nhận nếu không có sự thay đổi ý kiến và không mở phiên tòa xét xử sơ thẩm.

Bước 6:Tòa án sẽ tiến hành phiên tòa sơ thẩm trong thời hạn 1-2 tháng. Nếu có kháng cáo, kháng nghị, Tòa án sẽ mở phiên tòa xét xử phúc thẩm và bản án hoặc quyết định của phiên phúc thẩm sẽ có hiệu lực ngay lập tức.

2. Tranh chấp trong thương mại điện tử là gì?

Tranh chấp trong thương mại điện tử là những mâu thuẫn, bất đồng phát sinh giữa các bên liên quan trong hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ thông qua môi trường internet. Các bên liên quan có thể bao gồm: Người mua (Cá nhân hoặc tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ qua mạng); Người bán (Cá nhân hoặc tổ chức cung cấp hàng hóa, dịch vụ qua mạng); Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán (Đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến cho giao dịch mua bán) và Công ty vận chuyển (Đơn vị vận chuyển hàng hóa từ người bán đến người mua) hay Nền tảng thương mại điện tử (Trang web hoặc ứng dụng cung cấp môi trường cho hoạt động mua bán trực tuyến).

3. Bảng giá dịch vụ giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử của ACC HCM

Nội dung  Giá tiền 
Tư vấn giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử 1.500.000 VNĐ/h
Dịch vụ giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử tại TPHCM

4. Các phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử

Mặc dù có sự khác biệt đối với thương mại truyền thống, nhưng bản chất của thương mại điện tử vẫn là hoạt động thương mại. Do đó, việc giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử cũng có thể tuân theo các phương thức được quy định tại Điều 317 Luật Thương mại năm 2005. Cụ thể, việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động  thương mại điện tử có thể được thực hiện qua 04 con đường sau:

4.1. Thương lượng

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp do hai bên thỏa thuận với nhau. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp do hai bên thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không cần sự can thiệp của bên thứ ba. Từ đó, các bên có thể tiết kiệm chi phí, thời gian, cũng như giữ gìn mối quan hệ hợp tác giữa các bên.Tuy nhiên, trong những tranh chấp quá phức tạp hoặc các bên thiếu thiện chí, thì phương thức này có thể không đạt được thỏa thuận.

4.2. Hòa giải

Tương tự với thương lượng, hòa giải cũng là phương thức giải quyết tranh chấp thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên, phương thức này sẽ có sự tham gia của bên trung gian hòa giải (cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân) được các bên thỏa thuận lựa chọn sẽ hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp dựa trên sự tự nguyện và thỏa thuận của các bên. Do đó, việc hòa giả thành hay không phụ thuộc khá lớn vào trình độ, năng lực của bên trung gian và sự thiện chí của các trong tranh chấp. Tuy nhiên, phương thức này đảm bảo việc giữ bí mật thông tin cũng thủ tục đơn giản và tối ưu hóa chí phí.

4.3. Trọng tài thương mại

Hội đồng trọng tài do các bên thỏa thuận thành lập sẽ đứng ra giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010. Phương thức này có thể giải quyết tranh chấp nhanh chóng, hiệu quả, bí mật, có tính pháp luật cao. Tuy nhiên, chi phí để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài khá cao so với thương lượng và hòa giải, thủ tục phức tạp hơn.

4.4. Tòa án

Tòa án là phương thức giải quyết các tranh chấp trọng hoạt động kinh doanh, thương mại theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Theo phương thức này, hội đồng xét xử sẽ đứng ra giải quyết tranh chấp của các bên, đảm bảo được tính công bằng, công khai và khách quan. Tuy nhiên, thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án khá phức tạp và tốn nhiều thời gian.

5. Câu hỏi thường gặp

Chỉ có thể giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử thông qua tòa án?

Không. Có 04 phương thức để giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử bao gồm hòa giải, thương lượng, trọng tài và tòa án.

Có thể tự thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại điện tử mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba?

Đúng. Các bên có thể tự thỏa thuận với nhau thông qua phương thức thương lượng mà không cần sự có mặt của bên thứ ba.

Bên thua kiện trong vụ tranh chấp thương mại điện tử phải chịu toàn bộ chi phí kiện tụng.

Đúng. Theo Điều 26 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, bên thua kiện phải chịu toàn bộ án phí khi Tòa án chấp thuận mọi yêu cầu trong đơn khởi kiện.

    ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *