Hiện tại, nhiều doanh nghiệp vẫn đang loay hoay trong việc xây dựng thang, bảng lương. Bài viết sau đây cung cấp mẫu thang lương bảng lương mới nhất mà doanh nghiệp có thể tham khảo. Đồng thời đưa ra thêm một số lưu ý và cập nhật điểm mới các quy định của pháp luật về việc xây dựng bảng lương, thang lương trong các tổ chức.
I. Khái niệm về thang lương và bảng lương
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 93 Bộ luật Lao động năm 2019.
Thang lương là một trong điều bắt buộc doanh nghiệp phải có nhằm xác định bảng lương và mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thoả thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động.
Thang bảng lương là hệ thống các nhóm lương (ngạch lương), bậc lương (hệ số lương) được quy định sẵn, đây là căn cứ giúp doanh nghiệp chi trả tiền lương và xét nâng lương định kỳ cho người lao động, thể hiện được tính công bằng và minh bạch cho người lao động.
II. Nguyên tắc lập thang lương cho doanh nghiệp
Cơ sở pháp lý: Điều 93 Bộ luật Lao động năm 2019.
Thứ nhất, người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thoả thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động
Thứ hai, mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời gian làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
Thứ ba, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động. Như vậy, trong trường hợp tổ chức không có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì không cần phải tham khảo ý kiến của tổ chức này.
Ngoài ra, thang lương phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
Một số nguyên tắc khác mà tổ chức có thể lưu ý thêm trong việc xây dựng bảng lương:
- Công bằng và bình đẳng: Đảm bảo rằng mức lương phản ánh công bằng giữa các vị trí công việc và các nhóm nhân viên. Ngăn chặn sự chênh lệch lương không minh bạch và không hợp lý.
- Minh bạch và trong suốt: Thang lương cần phải được công bố một cách công khai và minh bạch.
- Dựa trên dữ liệu thị trường: Tham khảo các mức lương trên thị trường lao động cho các vị trí tương đương. Theo dõi xu hướng, tính chất công việc và điều chỉnh bảng lượng hợp lý trên thị trường.
- Xem xét hiệu suất làm việc: Giữa mức lương và hiệu suất công việc của nhân cần có sự liên kết. Cụ thể hoá các tiêu chí đánh giá hiệu suất công việc.
- Đánh giá công việc và kỹ năng: Xác định các yếu tố như trình độ, học vấn, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Phân loại thành các vị trí hoặc cấp bật cụ thể tương đương với trình độ chuyên môn và kĩ năng của người lao động.
- Chiến lược nhân sự của doanh nghiệp: Đảm bảo rằng thang lương phản ánh được chiến lược nhân sự và mục tiêu của tổ chức.
- Tuân thủ pháp luật: Thang bảng lương của doanh nghiệp phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật liên quan tới lương và nhân sự. Liên tục kiểm tra và cập nhật các quy định pháp luật mới nhất
- Tham gia và giao tiếp: Tham gia và trao đổi với các cộng đồng nhân viên đồng thời có những buổi trao đổi với người lao động về nhu cầu và mong muốn của người lao động.
>>> Tham khảo: Mẫu đơn đề nghị mua hóa đơn mới nhất
III. Mẫu thang lương, bảng lương hiện hành theo quy định pháp luật
Theo quy định của pháp luật về lao động hiện hành không có quy định cụ thể về mẫu thang lương và bảng lương cho tổ chức. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành của pháp luật quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động đã được quy định bởi Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thay thế cho Nghị định Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Hơn nữa, Chủ tịch Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết 104/2023/QH15 về Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2024, như vậy toàn bộ bảng lương mới từ 1/7/2024 của công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo và không giữ chức danh lãnh đạo sẽ mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ dùng để xác định mức tiền cụ thể, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
1. Đối với người lao động hoạt làm việc theo hợp đồng lao động:
Cơ sở pháp lý:
- Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (sau đây gọi tắt là Nghị định 38/2022/NĐ-CP);
Vùng | Mức lương tối thiểu theo tháng | Mức lương tối thiểu theo giờ |
Vùng I | 4.680.000 | 22.500 |
Vùng II | 4.160.000 | 20.000 |
Vùng III | 3.640.000 | 17.500 |
Vùng IV | 3.250.000 | 15.600 |
– Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ
Tải về: Mẫu thang lương, bảng lương mới nhất
2. Đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo và không giữ chức vụ lãnh đạo:
Cơ sở pháp lý:
- Khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi tắt là “Nghị định 24/2023/NĐ-CP”);
- Khoản 1 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP;
– Mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng (bằng chữ: Một triệu tám trăm nghìn đồng) bắt đầu áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.
– Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ để tính:
- Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
- Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
- Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở
3. Một số nội dung cơ bản và cần lưu ý trong bảng lương, thang lương cần có:
Một bảng lương chi tiết thường bao gồm các phần sau:
- Thông tin nhân viên: Họ và tên, mã số nhân viên, chức vụ, phòng ban, email, và số điện thoại.
- Lương cơ bản: Mức lương cơ bản được thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
- Phụ cấp: Bao gồm các loại phụ cấp không cần đóng bảo hiểm (ăn ở, đi lại, gửi xe,…) và phụ cấp phải đóng bảo hiểm (trách nhiệm, chức vụ, vùng,…).
- Các khoản thu nhập khác: Thưởng, hoa hồng, tiền làm thêm giờ,…
- Số ngày công thực tế: Thời gian làm việc thực tế trong tháng.
- Tổng thu nhập: Tổng các khoản lương và phụ cấp trước khi khấu trừ.
- Các khoản khấu trừ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân,…
- Lương thực nhận: Thu nhập sau khi trừ các khoản khấu trừ.
Bên cạnh đó riêng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với quy định. Tuy nhiên, trong trường hợp các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
>>> Tham khảo: Mẫu đơn xin nghỉ việc sau thai sản cho lao động nữ