Việc mua bán đất hành lang giao thông đang trở thành một vấn đề đáng quan tâm trong bối cảnh đô thị hóa và phát triển hạ tầng giao thông ngày càng nhanh chóng. Việc giao dịch loại đất này cần được thực hiện cẩn trọng, tuân thủ đúng quy định pháp luật. Người mua cần nắm rõ các quy định liên quan, bao gồm quyền sử dụng đất, quy hoạch phát triển hạ tầng, và những hạn chế trong xây dựng. Để có thể nắm rõ được vấn đề này, hãy cùng ACC HCM tham khảo bài viết dưới đây.
1. Đất hành lang giao thông là gì?
Theo khoản 5 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008 có nêu khái niệm hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ
Ta có thể hiểu đất hành lang giao thông là phần đất nằm dọc theo các tuyến đường, dành riêng cho mục đích mở rộng và bảo vệ hành lang an toàn của các công trình giao thông như đường bộ, đường sắt, và đường thủy. Phần đất này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn giao thông, đồng thời hỗ trợ việc mở rộng hạ tầng khi cần thiết.
>>> Kính mời Quý khách hàng xem thêm bài viết sau đây: Các trường hợp giao đất không thông qua đấu giá
2. Có mua bán đất hành lang giao thông được không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 43, Luật Giao thông đường bộ 2008 thì có nội dung như sau:
Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.
Trong phạm vi đất dành cho đường bộ, không được xây dựng các công trình khác, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, gồm công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ, công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí.
Trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này, được tạm thời sử dụng vào mục đích nông nghiệp, quảng cáo nhưng không được làm ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ. Việc đặt biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.
Người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang an toàn đường bộ thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ.
Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, trong Điều 97 Nghị định 102/2024/NĐ-CP cũng có quy định việc sử dụng đất hành lang giao thông như sau:
Người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật;
Trường hợp Nhà nước thu hồi đất để bảo vệ an toàn công trình, khu vực thì người sử dụng đất được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật nếu việc sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất có trước khi hành lang bảo vệ an toàn công trình, khu vực được công bố;
Trường hợp hoạt động của công trình có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của người sử dụng đất thì cơ quan có chức năng quản lý nhà nước đối với công trình xem xét các điều kiện thực tế hoặc đề nghị cơ quan chuyên môn có chức năng thẩm định mức độ ảnh hưởng, nếu phải thu hồi đất thì đề nghị Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất. Người có đất thu hồi được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối với phần đất hành lang giao thông vẫn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu người đó đáp ứng đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận theo quy định của pháp.
Đối với phần đất được sử dụng đất có đất nằm trong khu vực hành lang giao thông về cơ bản được thực hiện đầy đủ các quyền của người sử dụng đất theo đúng mục đích sử dụng đã được xác định, bao gồm:
Các quyền chung của người sử dụng đất:
Quyền được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất;
Quyền hưởng các thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đât;
Quyền hưởng các lợi ích do công trình của nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp;
Quyền được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp;
Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp về đất đai của mình;quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất;
Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất đai hợp pháp của mình và những hành vi vi phạm pháp luật khác.
Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất.
Vậy, việc sử dụng đất thuộc hành lang giao thông phải đảm bảo không được cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình. Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình có hành lang bảo vệ an toàn thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước sẽ thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật.
>>> Kính mời Quý khách hàng xem thêm bài viết sau đây: Các trường hợp nhà nước giao đất có thu tiền
3. Điều kiện để đất hành lang giao thông được bồi thường khi thu hồi
Theo quy định của luật Đất đai, khi Nhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại.
Đất thuộc hành lang an toàn giao thông được bồi thường về đất nếu có đủ các điều kiện sau:
- Đất thuộc hành lang an toàn giao thông không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm.
- Có Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận theo quy định nhưng chưa được cấp.
Như vậy, đất thuộc hành lang an toàn giao thông hoặc các loại đất khác chỉ cần đất đó không phải đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm và có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì sẽ được bồi thường về đất, trừ trường hợp đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01/7/2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp (không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận vẫn được bồi thường)
Trong trường hợp phải bồi thường, sẽ phải thực hiện bồi thường trong vòng 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành.
4. Các câu hỏi thường gặp
Mua bán đất hành lang giao thông có hợp pháp không?
Mua bán đất hành lang giao thông có thể hợp pháp nếu tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành. Đất hành lang giao thông thường có những hạn chế nhất định về mục đích sử dụng và không được phép xây dựng hay sử dụng cho mục đích thương mại nếu không có sự chấp thuận từ cơ quan chức năng. Trước khi thực hiện giao dịch, cần kiểm tra kỹ tính pháp lý và quy hoạch liên quan đến thửa đất đó.
Rủi ro nào có thể gặp phải khi mua bán đất hành lang giao thông?
Một số rủi ro có thể gặp phải bao gồm: tranh chấp pháp lý về quyền sử dụng đất, hạn chế xây dựng hoặc phát triển do thuộc quy hoạch hành lang an toàn giao thông, và mất giá trị đất nếu có thay đổi trong quy hoạch. Việc không kiểm tra kỹ tính pháp lý của thửa đất cũng có thể dẫn đến những vấn đề phức tạp sau này.
Cần làm gì để kiểm tra tính pháp lý của đất hành lang giao thông trước khi mua bán?
Trước khi mua bán, cần kiểm tra sổ đỏ hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xác minh tính pháp lý. Ngoài ra, nên tham khảo quy hoạch sử dụng đất của khu vực, xin tư vấn từ cơ quan quản lý địa phương hoặc chuyên gia pháp lý, và xem xét kỹ hợp đồng giao dịch để đảm bảo không có điều khoản bất lợi.
Như vậy, ACC HCM đã cung cấp một vài thông tin về mua bán đất hành lang giao thông. Để đảm bảo giao dịch an toàn và tránh rủi ro không đáng có, việc tham vấn ý kiến từ các chuyên gia pháp lý và bất động sản như ACC HCM là vô cùng cần thiết. Qua đó, bạn sẽ có thể đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả, tận dụng tối đa giá trị mà đất hành lang giao thông mang lại.