Thủ tục rút hồ sơ gốc xe máy chi tiết nhất

Bạn đang muốn rút hồ sơ gốc xe máy nhưng chưa nắm rõ quy trình và thủ tục cần thiết? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn chi tiết nhất về thủ tục rút hồ sơ gốc xe máy tại TP. Hồ Chí Minh, được biên soạn bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của công ty ACC HCM. Với nội dung ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu, bài viết sẽ giúp bạn hoàn thành thủ tục một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

I. Thủ tục rút hồ sơ gốc xe máy là gì?

Thủ tục rút hồ sơ gốc xe máy là gì?
Thủ tục rút hồ sơ gốc xe máy là gì?

Rút hồ sơ gốc có thể hiểu là thủ tục sang tên, di chuyển xe đi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác (di chuyển nguyên chủ). Thủ tục rút hồ sơ gốc chỉ được thực hiện khi hai bên thực hiện việc mua bán xe máy không trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thủ tục rút hồ sơ gốc xe máy là thủ tục hành chính được thực hiện khi các bên mua bán xe máy ở khác tỉnh, thành.

Việc rút hồ sơ gốc xe máy giúp cơ quan đăng ký xe quản lý được các thông tin về phương tiện, chủ xe. Đồng thời sau khi rút hồ sơ gốc, bên mua xe mới có thể đăng ký sang tên một cách hợp pháp.

II. Thủ tục rút hồ sơ gốc xe máy

Căn cứ theo quy định tại Điều 10, Điều 15, Điều 16 Thông tư 58/2020/TT-BCA, để chuyển nhượng, sang tên xe máy từ tỉnh này sang tỉnh khác, các bên phải rút hồ sơ gốc (thu hồi đăng ký), sau đó đăng ký sang tên cho chủ mới.

1. Giấy tờ cần chuẩn bị

– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của chủ xe máy và người mua xe

– Giấy khai đăng ký xe.

– Hợp đồng mua bán xe (có công chứng, chứng thực)

Giấy ủy quyền của chủ xe (trong trường hợp bên đi rút chứng từ gốc là bên mua xe)

2. Trình tự các bước thực hiện thủ tục rút hồ sơ gốc xe máy

Trình tự các bước thực hiện thủ tục rút hồ sơ gốc xe máy

Bước 1: Ký hợp đồng mua bán xe máy

Các bên tiến hành ký kết, công chứng hợp đồng mua bán xe máy tại tổ chức hành nghề công chứng.

Bước 2: Rút hồ sơ gốc xe máy

Bên mua hoặc bên bán đến cơ quan Công an đăng ký xe được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký xe để làm thủ tục rút hồ sơ gốc xe máy, khi đi mang theo:

– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của chủ xe máy.

– Giấy khai đăng ký xe.

– Hợp đồng mua bán xe (có công chứng)

– Giấy ủy quyền của chủ xe (trong trường hợp bên đi rút chứng từ gốc là bên mua xe)

Bước 3: Nộp lệ phí trước bạ

Người mua nộp lệ phí trước bạ tại Chi cục thuế huyện, quận, thị xã, thành phố nơi cư trú.

Bước 4: sang tên xe máy

Theo Khoản 2 Điều 10 Thông tư 58/2020/TT-BCA, bên mua sau khi nhận được hồ sơ gốc xe máy, đến cơ quan Công an nơi mình cư trú để tiến hành sang tên xe, khi đi mang theo:

– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của chủ xe máy.

– Giấy khai đăng ký xe.

– Hợp đồng mua bán xe (có công chứng).

– Chứng từ lệ phí trước bạ.

– Giấy chứng nhận đăng ký xe máy bản gốc.

– Chứng minh nhân dân/Căn cước công nhân của người mua xe.

>> Tham khảo thêm về Thủ tục rút hồ sơ gốc xe máy chuyển vùng chi tiết nhất

III. Rút hồ sơ gốc xe máy cần những giấy tờ nào?

Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định về hồ sơ đăng ký sang tên và di chuyển xe như sau:

Đối với thủ tục thu hồi:

– Giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe;

– Giấy tờ của chủ xe;

– 02 bản chà số máy, số khung xe;

– Chứng nhận đăng ký xe;

– Biển số xe;

– Bản sao chứng từ chuyển quyền sở hữu xe.

Đối với thủ tục sang tên, di chuyển xe:

– Giấy khai đăng ký xe;

– Giấy tờ của chủ xe;

– Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe (trừ trường hợp di chuyển nguyên chủ);

– Chứng từ lệ phí trước bạ;

– Chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe.

Rút hồ sơ gốc xe máy cần những giấy tờ nào?
Rút hồ sơ gốc xe máy cần những
giấy tờ nào?

IV. Rút hồ sơ gốc giấy tờ xe máy ở đâu?

Bên mua hoặc bên bán  xe máy tiến hành rút hồ sơ gốc của xe máy tại phòng cảnh sát giao thông của cơ quan công an cấp quận, huyện nơi trước đây đã đăng ký xe. Nếu là bên bán xe, cần xuất trình chứng minh nhân dân (căn cước công dân), sổ hộ khẩu.

Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) nơi xe đăng ký lần đầu.

Trường hợp xe đã chuyển vùng:

Nếu chuyển sang địa phương khác trong cùng tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương: Rút hồ sơ tại Phòng CSGT nơi xe đang đăng ký.

Nếu chuyển sang địa phương thuộc tỉnh/thành phố khác: Rút hồ sơ tại Phòng CSGT nơi xe đã đăng ký lần đầu.

(Xem chi tiết tại Điều 13, 15 Thông tư 24/2023/TT-BCA)

V. Thời gian rút hồ sơ gốc xe máy

Thời gian rút hồ sơ gốc xe máy bao lâu?

Hiện nay chưa có văn bản cụ thể nào quy định về thời gian rút hồ sơ gốc xe máy. Theo đó, khi hai bên thực hiện việc mua bán xe máy mà bên mua và bán thực hiện đăng ký xe ở khác nơi sẽ thực hiện rút hồ sơ gốc  xe máy.

Khi hai bên đã có hợp đồng mua bán  xe máy có công chứng, chứng thực thì bên mua có thể đi làm thủ tục rút hồ sơ gốc xe máy mà không cần bên bán cùng đi. Bên mua sẽ rút hồ sơ tại cơ quan trước đây bên bán đã thực hiện việc đăng ký xe và xuất trình các giấy tờ như sau:

– Giấy sang tên, di chuyển xe;

– Chứng nhận đăng kí xe máy;

– Hợp đồng mua bán có công chứng hoặc chứng thực;

– Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của bên mua xe và bên bán xe;

– Sổ hộ khẩu của bên bán và bán và bên mua xe.

Ngoài ra, việc mang xe đến là cần thiết nhằm đảm bảo cho thủ tục đi kèm là thu hồi đăng ký xe, biển số xe.

VI. Một số lưu ý rút hồ sơ gốc xe máy liên quan khác

1. Sang tên xe trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

 Tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải xuất trình giấy tờ quy định tại Điều 10 Thông tư số 24/2023/TT-BCA và nộp hồ sơ gồm:

a) Giấy khai đăng ký xe (mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 58/2020/TT-BCA ).

b) Giấy chứng nhận đăng ký xe.

c) Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư số 24/2023/TT-BCA .

d) Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư số 24/2023/TT-BCA .

Đăng ký sang tên thì giữ nguyên biển số cũ (trừ biển loại 3 số, 4 số hoặc khác hệ biển thì nộp lại biển số để đổi sang biển 5 số theo quy định) và cấp giấy chứng nhận đăng ký xe cho chủ xe mới.

2. Sang tên, di chuyển xe đi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác

 Tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe đến cơ quan đăng ký xe ghi trong giấy chứng nhận đăng ký xe để làm thủ tục, không phải đưa xe đến kiểm tra nhưng phải xuất trình giấy tờ quy định tại Điều 19 Thông tư số 24/2023/TT-BCA và nộp hồ sơ gồm:

a) Hai giấy khai sang tên, di chuyển xe (mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư Thông tư số 58/2020/TT-BCA).

b) Giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe.

c) Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư Thông tư số 24/2023/TT-BCA.

Trường hợp di chuyển nguyên chủ đi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) khác, phải có quyết định điều động công tác hoặc Sổ hộ khẩu thay cho chứng từ chuyển quyền sở hữu xe.

3. Mức thu lệ phí trước bạ

Xe máy mức thu là 2%. Riêng:

a) Xe máy của tổ chức, cá nhân ở các thành phố trực thuộc Trung ương; thành phố thuộc tỉnh; thị xã nơi Ủy ban nhân dân tỉnh đóng trụ sở nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức là 5%;

b) Đối với xe máy nộp lệ phí trước bạ lần thứ 2 trở đi được áp dụng mức thu là 1%. Trường hợp chủ tài sản đã kê khai, nộp lệ phí trước bạ đối với xe máy thấp hơn 5%, sau đó chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn quy định tại điểm a khoản này thì nộp lệ phí trước bạ theo mức là 5%.

VII. Câu hỏi thường gặp

1. Khi nào cần rút chứng từ gốc xe máy?

Thủ tục rút chứng từ gốc xe máy được thực hiện khi chủ xe muốn chuyển quyền sở hữu xe cho người khác trong trường hợp hai bên ở khác tỉnh thành.

Bên cạnh đó, khi thực hiện rút chứng từ gốc xe máy và sang tên, các bên còn phải thực hiện nghĩa vụ đóng lệ phí trước bạ đối với xe máy.

2. Có rút được hồ sơ gốc xe máy không?

Hiện nay pháp luật không quy định về thủ tục rút hồ sơ gốc xe máy. Tuy nhiên, thực tế, trong trường hợp khi sang tên xe máy mà người chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng làm thủ tục đăng ký tại cơ quan công an khác nhau thì cần thực hiện thủ tục này. Việc rút hồ sơ như vậy giúp cơ quan đăng ký xe cuối cùng quản lý được các thông tin về phương tiện, chủ xe. Thông thường, chúng ta thường thấy thực hiện thủ tục rút hồ sơ gốc xe máy khi sang tên, di chuyển xe đi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Từ đó có thể thấy rằng không phải mọi trường hợp chủ xe đều có thể rút hồ sơ gốc của xe máy.

3. Quy trình dịch vụ rút hồ sơ gốc xe máy diễn ra như thế nào?

Quy trình bao gồm:

(1) Tiếp nhận thông tin và yêu cầu từ khách hàng;

(2) Kiểm tra và chuẩn bị hồ sơ cần thiết;

(3) Nộp hồ sơ và theo dõi quá trình xử lý tại cơ quan đăng ký xe;

(4) Nhận hồ sơ gốc và giao cho khách hàng.

    ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *