Thoái hóa đất là gì?

Thoái hóa đất là một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất nông nghiệp và sự bền vững của hệ sinh thái. Khi đất bị thoái hóa, các dưỡng chất và cấu trúc đất bị suy giảm, làm giảm năng suất cây trồng và tăng nguy cơ xói mòn, sa mạc hóa. Vậy thoái hóa đất là gì? Và tại sao việc hiểu rõ về nó lại quan trọng đến vậy? Hãy cùng ACC HCM tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Thoái hóa đất là gì?

1. Thoái hóa đất là gì? 

Thoái hóa đất là một khái niệm quan trọng được định nghĩa tại khoản 40 Điều 3 Luật Đất đai 2024. Cụ thể, thoái hóa đất là tình trạng mà đất bị biến đổi các đặc tính và tính chất vốn có theo chiều hướng tiêu cực, do tác động của cả điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người.

Khi nói đến thoái hóa đất, ta có thể hình dung rằng đất đai không chỉ mất đi khả năng sản xuất mà còn có thể bị suy giảm về độ màu mỡ, cấu trúc và sức chịu đựng. Những yếu tố tự nhiên như xói mòn, hạn hán, ngập úng hoặc ô nhiễm có thể gây ra tình trạng thoái hóa. Đồng thời, các hoạt động của con người như canh tác không bền vững, khai thác tài nguyên quá mức, hoặc xây dựng hạ tầng không hợp lý cũng đóng góp đáng kể vào sự thoái hóa này.

Hệ quả của thoái hóa đất có thể rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp, giảm tính đa dạng sinh học, và gây ra những tác động xấu đến môi trường sống. Việc nhận thức rõ về thoái hóa đất và tìm kiếm các giải pháp khắc phục là điều cần thiết nhằm bảo vệ tài nguyên đất đai và đảm bảo phát triển bền vững cho các thế hệ tương lai.

>>> Kính mời Quý khách tham khảo thêm bài viết sau đây: Đất an ninh quốc phòng được cho thuê không

2. Mức độ thoái hóa đất 

Các giai đoạn của thoái hóa đất bao gồm mức độ nhẹ, trung bình và nặng, mỗi mức độ đều có những dấu hiệu và hậu quả khác nhau, đòi hỏi các biện pháp can thiệp cụ thể. 

Mức độ nhẹ có thể chỉ cần các biện pháp cải thiện đơn giản như cải tạo cấu trúc đất và bổ sung chất hữu cơ. Trong khi đó, mức độ trung bình và nặng có thể yêu cầu các giải pháp phức tạp hơn như thay đổi hệ thống canh tác, tái cơ cấu cây trồng và thậm chí là phục hồi sinh thái. Cụ thể hơn là: 

Mức độ nhẹ: Ở trong giai đoạn đầy của thoái hóa đất, chỉ có một ít dấu hiệu. Để cải thiện tình trạng này sẽ không quá khó khăn.

Mức độ trung bình: Đây là giai đoạn mà mức độ thoái hóa của đất đã thể hiện rõ, có thể nhìn thấy rõ sự thoái hóa. Để khắc phục sẽ khá khó khăn, tốn nhiều công sức để cải thiện đất

Mức độ nặng: Đây là giai đoạn mà mức độ thoái hóa đã thể hiện rất rõ, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Và sẽ rất khó để phục hồi lại tình trạng lúc đầu của đất.

Thoái hoá đất có thể xảy ra trên nhiều loại đất đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng.

>>> Kính mời Quý khách tham khảo thêm bài viết sau đây: Biên bản chấm dứt hợp đồng thuê đất

3. Biểu hiện đất bị thoái hóa 

Đất bị thoái hóa gồm các loại hình sau: đất bị khô hạn, hoang mạc hóa; đất bị hoang hóa; sạt lở đất; kết vón, đá ong hóa; đất bị chai cứng, chặt bị; ô nhiễm đất; xói mòn đất; đất bị ngập úng; đất bị mặn hóa; đất bị phèn hóa…. Biểu hiện của đất đã thoái hóa thường thấy như sau:

Đóng váng: là hiện tượng thoái hóa đất mà bị kết dính các hạt đất trên bề mặt, hiện tượng này đã hạn chế sự di chuyển của nước và không khí làm cho cây trồng trên đất. Điều đó khiến cho cây trồng sẽ bị thiếu nước trầm trọng trong mùa nắng, cây dễ bị cháy lá, khô cành, làm giảm năng suất.

Nén dẽ: là một dạng thoái hóa đất, nén dẽ là phá hủy cấu trúc đất, thay đổi sự sắp xếp làm giảm không khí trong đất làm cho chúng không lưu thông được dẫn đến nồng độ CO2 trong đất tăng cao khiến cây trồng có thể bị ngập úng hoặc là những bệnh liên quan đến rễ.

PH thấp: pH là thước đo độ thoái hóa của đất. Với trường hợp độ pH giảm sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của rễ. pH thấp còn khiến đất bị chua, các chất bên trong cũng bị ảnh hưởng làm cho cây thiếu chất. Ngoài ra, đấy có thể có những vi khuẩn nấm bệnh, có hại làm cây trồng bị hưởng. 

Vi sinh vật gây hại gia tăng:  Đất bị thoái hóa là đất mà tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây hại có khả năng phát triển và những vi sinh vật có lợi thì không phát triển được. Tầng mặt đất bị thoái hóa khiến cho cây trồng không thể phát triển khỏe mạnh vì cây trồng chủ yếu lấy dinh dưỡng ở tầng đất này. Khi tầng đất mặt suy thoái, cây trồng phát triển chậm, cho năng suất chất lượng thấp và gặp nhiều bệnh hại. 

Biểu hiện đất bị thoái hóa

4. Nguyên nhân bị thoái hóa đất 

Các nguyên nhân của thoái hóa đất rất đa dạng, từ việc sử dụng phân bón và hóa chất nông nghiệp không hợp lý, đến các tác động từ biến đổi khí hậu như thay đổi mô hình mưa, nhiệt độ tăng và các sự kiện thời tiết cực đoan. Đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, và cả những khu vực chưa sử dụng như đất bằng và đất đồi núi đều có thể bị ảnh hưởng. 

Nguyên nhân  Hành vi dẫn đến  
Do ảnh hưởng của tự nhiên do vận động địa chất của trái đất. Sóng thần, lở núi, thay đổi dòng sông và dòng chảy, v.v.

Hoặc cũng có thể do thay đổi thời tiết như mưa, nắng, gió, bão

 Ảnh hưởng của con người Quản lý độc canh, bón phân không hợp lý trong đất
Đất trống, đồi núi trọc
Phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy
Suy thoái đất do ô nhiễm vi sinh vật

5. Các biện pháp hạn chế thoái hóa đất 

Các biện pháp bảo vệ đất như đắp ụ, mương, làm phân xanh, và ruộng bậc thang không chỉ giúp chống xói mòn mà còn tăng cường khả năng giữ nước và dinh dưỡng cho đất, từ đó cải thiện đáng kể chất lượng đất và hỗ trợ sự phát triển của hệ thống cây trồng. Việc luân canh cây trồng cũng là một phương pháp hiệu quả để duy trì độ phì nhiêu của đất và ngăn chặn sự suy thoái đất.

Ngoài ra, việc quy hoạch cơ sở hạ tầng sản xuất một cách khoa học và bền vững, bao gồm hồ, đập, xưởng chế biến, kho tàng và hệ thống cung ứng đầu vào, cũng như hệ thống tiêu thụ sản phẩm, sẽ góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 

Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển kỹ thuật tiên tiến, cùng với việc ban hành các chính sách quản lý và tổ chức sản xuất thông minh, sẽ tạo điều kiện cho sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau và đảm bảo một tầm nhìn dài hạn cho ngành nông nghiệp.

Trong khi đó, các biện pháp ngắn hạn như bổ sung chất hữu cơ giúp cung cấp dinh dưỡng cho đất, cải tạo kết cấu đất, và bổ sung vi sinh vật cho đất, sẽ hỗ trợ ngay lập tức cho sự phát triển của cây trồng. Những hành động này không chỉ cải thiện môi trường đất ngắn hạn mà còn đặt nền móng cho sự phát triển lâu dài và bền vững của ngành nông nghiệp. 

Đây là những bước đi quan trọng trong việc đối phó với những thách thức mà biến đổi khí hậu đặt ra, đồng thời góp phần vào việc bảo vệ và phục hồi tài nguyên thiên nhiên của chúng ta. Để đạt được mục tiêu này, cần có sự hợp tác và cam kết từ tất cả các cấp, từ chính phủ đến cộng đồng địa phương, và từng cá nhân trong xã hội.

Hiểu được tình trạng thoái hóa đất là gì thì cần các giải pháp cho vấn đề thoái hóa đất bao gồm việc sử dụng công nghệ tiên tiến như cảm biến từ xa và công nghệ nông nghiệp chính xác để theo dõi sức khỏe của đất, thực hiện các can thiệp mục tiêu và khuyến khích quản lý đất bền vững.

Viêc phục hồi chất lượng đất có thể bao gồm việc tăng cường hàm lượng carbon hữu cơ trong đất, cải thiện đa dạng sinh học, và khôi phục cân bằng dinh dưỡng, giảm axit hóa và mặn hóa. Các phương pháp này không chỉ giúp cải thiện đất mà còn góp phần vào việc bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này cho tương lai.

6. Công thức tính diện tích đất bị thoái hóa đất 

Công thức tính diện tích đất bị thoái hóa:

Tổng diện tích đất bị thoái hóa = Diện tích đất bị thoái hóa nhẹ + Diện tích đất bị thoái hóa trung bình + Diện tích đất bị thoái hóa nặng

Tổng hợp phân hạng mức độ thoái hóa đất (đất bị thoái hoá nặng, thoái hoá trung bình, thoái hoá nhẹ) theo quy định kỹ thuật về điều tra thoái hóa đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Công thức tính diện tích đất bị thoái hóa đất

7. Các câu hỏi thường gặp 

Thoái hóa đất có tác động như thế nào đến sản xuất nông nghiệp?

Thoái hóa đất làm giảm khả năng sản xuất của đất, khiến cây trồng khó phát triển, dẫn đến giảm năng suất và chất lượng nông sản. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của người nông dân và an ninh lương thực.

Vai trò của chính phủ và cộng đồng trong việc ngăn chặn thoái hóa đất là gì?

Chính phủ cần đưa ra các chính sách hỗ trợ và bảo vệ đất đai, đồng thời cộng đồng cần tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ và cải thiện chất lượng đất, như trồng cây xanh, giảm thiểu xói mòn, và sử dụng tài nguyên đất một cách hợp lý.

Có những chương trình nào hiện đang được thực hiện để chống thoái hóa đất ở Việt Nam?

Hiện tại, Việt Nam đã triển khai nhiều chương trình như Chương trình bảo vệ và phát triển rừng, Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu và Chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm chống thoái hóa đất và bảo vệ tài nguyên đất.

Thoái hóa đất là gì? Đây không chỉ là một khái niệm mà còn là một thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của nông nghiệp và môi trường. Việc hiểu rõ và áp dụng các biện pháp để ngăn chặn và khắc phục tình trạng thoái hóa đất là điều cần thiết để đảm bảo tương lai xanh cho thế hệ mai sau. Nếu bạn cần thêm thông tin chi tiết hoặc hỗ trợ pháp lý liên quan đến vấn đề này, đừng ngần ngại liên hệ với ACC HCM để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. 

    ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *