Xây dựng nhà kính trên đất nông nghiệp ở Việt Nam đang nhận được sự quan tâm lớn do nó hỗ trợ sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên, có rất nhiều vấn đề pháp lý xoay quanh vấn đề này và qua bài viết hôm nay, ACC HCM hy vọng có thể hỗ trợ cho quý khách một số thông tin về xây dựng nhà kính trên đất nông nghiệp.
1. Xây dựng nhà kính trên đất nông nghiệp có được không?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất như sau:
Đất trồng cây hằng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác;
Đất trồng cây lâu năm;
Đất lâm nghiệp, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất;
Đất nuôi trồng thủy sản;
Đất chăn nuôi tập trung;
Đất làm muối;
Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
Như vậy, đất nông nghiệp đã bao gồm đất xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, nên quý khách hoàn toàn có thể xây dựng nhà kính trên đất nông nghiệp mà không phải lo lắng mình sẽ vi phạm pháp luật và không cần chuyển mục đích sử dụng đất.
Tuy nhiên, quý khách phải đăng ký biến động đất đai theo quy định tại Điều 12 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT nếu đất nông nghiệp của quý khách thuộc trường hợp chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm:
Đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt;
Đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép;
Đất nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm.
>> Mời các bạn đọc thêm bài viết Hạn mức giao đất là gì? tại đây để biết thêm thông tin chi tiết: Hạn mức giao đất là gì?
2. Xây dựng nhà kính trên đất nông nghiệp có cần xin giấy phép xây dựng không?
Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng được quy định cụ thể theo khoản 2 Điều 30 Luật xây dựng sửa đổi năm 2020 số 62/2020/QH14, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2014 như sau:
Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;
Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị – xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng;
Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật số 62/2020/QH14 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng;
Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;
Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;
Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật này;
Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
Chủ đầu tư xây dựng công trình quy định tại các điểm b, e, g, h và i khoản này, trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm i khoản này có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.
Vậy, đối với trường hợp xây dựng nhà kính, nếu đất nằm trong khu vực có quy hoạch đô thị đã được duyệt thì cần phải xin giấy phép xây dựng, còn ngược lại thì không cần.
3. Các loại giấy tờ cần chuẩn bị để xây dựng nhà kính trên đất nông nghiệp
Việc xây dựng nhà kính trên đất nông nghiệp là một quy trình quan trọng, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đáng kể về giấy tờ và thủ tục pháp lý. Dưới đây là danh sách những giấy tờ cần thiết khi bạn xin phép xây dựng nhà kính trên đất nông nghiệp.
Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng: Việc xin phép xây dựng nhà kính trên đất nông nghiệp bắt đầu với việc nộp đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng. Đơn này phải được viết theo mẫu quy định đối với từng loại công trình cụ thể mà bạn dự định xây dựng. Việc hoàn thiện và nộp đơn này là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quy trình xin phép xây dựng.
Bản sao có chứng thực về quyền sử dụng đất: Để chứng minh quyền sử dụng đất nông nghiệp, bạn cần cung cấp các giấy tờ liên quan như giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, giấy tờ quyền sử dụng đất theo quy định của luật đất đai, hoặc hợp đồng thuê đất nếu áp dụng. Đây là minh chứng cho thấy bạn có quyền hợp pháp để thực hiện việc xây dựng trên mảnh đất đó.
Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình (nếu có): Nếu bạn đang xây dựng trên đất đã có công trình sẵn, cần cung cấp giấy tờ về quyền sở hữu công trình hoặc giấy ủy quyền nếu được chủ sở hữu công trình ủy quyền thực hiện xây dựng. Điều này đảm bảo rằng mọi quyền lợi và trách nhiệm liên quan đến công trình hiện hữu được rõ ràng và minh bạch.
Giấy phép môi trường: Việc xây dựng nhà kính phải đảm bảo không gây hại cho môi trường. Do đó, bạn cần có giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Giấy phép này xác nhận rằng dự án xây dựng của bạn tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường hiện hành và không gây ra tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh.
Bản vẽ thiết kế: Bản vẽ thiết kế chi tiết nhà kính là một phần quan trọng của hồ sơ xin phép xây dựng. Bản vẽ này phải được thẩm định và phê duyệt bởi cơ quan chức năng. Đảm bảo rằng bản vẽ mô tả chi tiết các yếu tố kiến trúc và kỹ thuật của nhà kính, từ đó giúp cơ quan cấp phép có cái nhìn rõ ràng và chính xác về dự án của bạn.
Các giấy tờ khác: Tùy theo quy định của địa phương, bạn có thể cần các giấy tờ bổ sung như giấy phép đăng ký kinh doanh nếu công trình do doanh nghiệp thực hiện, giấy tờ liên quan đến an toàn công trình, và các bản vẽ kỹ thuật. Những giấy tờ này giúp hoàn thiện hồ sơ xin phép xây dựng và đảm bảo rằng dự án của bạn tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý hiện hành.
Tóm lại, để xin phép xây dựng nhà kính trên đất nông nghiệp, bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và chi tiết, bao gồm các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, giấy phép môi trường, bản vẽ thiết kế và các giấy tờ khác theo yêu cầu của địa phương. Việc tuân thủ đầy đủ các quy định và chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp quá trình xin phép diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng.
>>> Kính mời Quý khách hàng tham khảo thêm bài viết sau đây: Quy định hiến đất làm đường giao thông nông thôn
4. Những hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng đất nông nghiệp
Người sử dụng đất để xây dựng nhà kính trên đất nông nghiệp nói riêng và người sử dụng đất nói chung cần lưu ý sử dụng đất đúng mục đích và không thực hiện các hành vi nghiêm cấm sau:
Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
5. Một số câu hỏi thường gặp
Có được xây nhà ở trên đất nông nghiệp không?
Không. Nhà ở sẽ được xây dựng trên đất ở, đất nông nghiệp không được phép để xây dựng nhà ở.
Nếu không đăng ký biến động đất đai thì có bị phạt không?
Nếu quý khách vi phạm các quy định về đất đai thì sẽ bị xử phạt hành chính từ một triệu đồng đến mười triệu đồng hoặc các mức phạt khác theo quy định của Luật định.
Có thể xem quy quy định về thủ tục đăng ký biến động đất đai ở đâu?
Quý khách có thể tham khảo quy định về trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai tại Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT.
Trên đây là bài viết của ACC HCM về xây dựng nhà kính trên đất nông nghiệp, nếu quý khách cần hỗ trợ vấn đề pháp lý về đất đai, với sự chuyên nghiệp và tận tận tâm của mình, ACC HCM tin rằng mình sẽ luôn là người đồng hành tốt nhất của quý khách khi giải quyết các vấn đề pháp lý đất đai nói chung và pháp lý về xây dựng nhà kính trên đất nông nghiệp nói riêng.