Khi di chuyển đến một tỉnh thành mới, thì việc rút hồ sơ gốc xe máy có thể gặp phải một số khó khăn và chi phí không nhỏ. Bài viết sau của ACC sẽ cập nhập cho bạn lệ phí rút hồ sơ gốc xe máy khác tỉnh là bao nhiêu?
Lệ phí rút hồ sơ gốc xe máy khác tỉnh bao nhiêu?
1. Rút hồ sơ gốc xe máy khác tỉnh là gì?
Rút hồ sơ gốc xe máy khác tỉnh là thủ tục hành chính được thực hiện khi chủ xe muốn di chuyển xe máy đến một tỉnh, thành phố khác (không thuộc cùng tỉnh, thành phố nơi đăng ký xe hiện tại) hoặc muốn sang tên cho người khác ở tỉnh, thành phố khác.
2. Thủ tục rút hồ sơ gốc xe máy khác tỉnh
Căn cứ theo quy định tại Điều 10, Điều 15, Điều 16 Thông tư 58/2020/TT-BCA, để chuyển nhượng, sang tên xe máy từ tỉnh này sang tỉnh khác, các bên phải rút hồ sơ gốc (thu hồi đăng ký), sau đó đăng ký sang tên cho chủ mới.
Cụ thể, thủ tục rút hồ sơ gốc xe máy được thực hiện như sau:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:
- Giấy tờ tùy thân của chủ xe: CMND/CCCD/Hộ chiếu.
- Giấy khai thu hồi đăng ký xe: Theo mẫu quy định.
- Giấy tờ xe:
- Giấy chứng nhận đăng ký xe.
- Giấy khai thu hồi đăng ký xe.
- Giấy ủy quyền: (Nếu có).
- Hợp đồng mua bán xe: (Bản gốc và 2 bản sao) đã được công chứng hoặc chứng thực (nếu có).
- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc xe: (Nếu có).
- Giấy tờ chứng minh đã nộp thuế trước bạ: (Bản gốc và 1 bản sao).
- Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật: (Nếu có).
Bước 2: Ký hợp đồng mua bán xe máy
Các bên tiến hành ký kết, công chứng hợp đồng mua bán xe máy tại tổ chức hành nghề công chứng.
Bước 3: Rút hồ sơ gốc xe máy
Bên mua hoặc bên bán đến cơ quan Công an đăng ký xe được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký xe để làm thủ tục rút hồ sơ gốc xe máy, khi đi mang theo:
– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của chủ xe máy.
– Giấy khai đăng ký xe.
– Hợp đồng mua bán xe (có công chứng)
– Giấy ủy quyền của chủ xe (trong trường hợp bên đi rút chứng từ gốc là bên mua xe)
Bước 4: Nộp lệ phí trước bạ
Người mua nộp lệ phí trước bạ tại Chi cục thuế huyện, quận, thị xã, thành phố nơi cư trú.
Bước 5: Sang tên xe máy
Theo Khoản 2 Điều 10 Thông tư 58/2020/TT-BCA, bên mua sau khi nhận được hồ sơ gốc xe máy, đến cơ quan Công an nơi mình cư trú để tiến hành sang tên xe, khi đi mang theo:
– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của chủ xe máy.
– Giấy khai đăng ký xe.
– Hợp đồng mua bán xe (có công chứng).
– Chứng từ lệ phí trước bạ.
– Giấy chứng nhận đăng ký xe máy bản gốc.
– Chứng minh nhân dân/Căn cước công nhân của người mua xe.
>>> Tham khảo: Thủ tục rút hồ sơ gốc xe máy online nhanh gọn
3. Lệ phí rút hồ sơ gốc xe máy khác tỉnh bao nhiêu?
Theo như Điều 7 Nghị định 140/2016/NĐ-CP. Phí rút hồ sơ gốc xe máy khác tỉnh có mức thu là 2%. Tuy nhiên Đối với xe máy nộp lệ phí trước bạ lần thứ 02 trở đi được áp dụng mức thu là 1%.
Trường hợp chủ tài sản đã kê khai, nộp lệ phí trước bạ đối với xe máy là 2%; sau đó chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn quy định tại điểm a khoản này thì nộp lệ phí trước bạ theo mức là 5%. Trường hợp xe đã nộp lệ phí trước bạ theo mức thu 5% thì các lần chuyển nhượng tiếp theo nộp lệ phí trước bạ với mức thu 1%.
Đối với xe máy kê khai nộp lệ phí trước bạ từ lần thứ 2 trở đi; chủ tài sản kê khai lệ phí trước bạ phải xuất trình cho cơ quan Thuế giấy đăng ký mô tô, xe máy hoặc hồ sơ đăng ký xe do Công an cấp đăng ký trả.
Địa bàn đã kê khai nộp lệ phí lần trước được xác định theo “Nơi thường trú”, “Nơi Đăng ký nhân khẩu thường trú” hoặc “Địa chỉ” ghi trong giấy đăng ký mô tô, xe máy hoặc giấy khai đăng ký xe, giấy khai sang tên, di chuyển trong hồ sơ đăng ký xe và được xác định theo địa giới hành chính nhà nước tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.
Lệ phí sang tên xe máy (Lệ phí trước bạ) = Giá tính phí x Mức thu phí.
>>> Tham khảo: Chi Phí Rút Hồ Sơ Gốc Xe Ô Tô